VẮC XIN TRONG THAI KỲ

Chưa phân loại

Tiêm vắc xin trong thai kỳ là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một số loại vắc xin an toàn và cần thiết cho bà bầu bao gồm: vắc xin cúm, vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván, vắc xin sởi – quai bị – rubella, vắc xin viêm gan B, … Việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo dành cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ và bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Những loại vắc xin nên tiêm trước khi mang thai:

1. Vắc xin cúm

Cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh. Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến thai chết lưu và gây sảy thai.

Để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất là trước mùa cúm (tháng 10 hàng năm). Tiêm ở thời điểm nào trong thai kỳ cũng được, khuyến cáo nên tiêm cúm trưc khi mang thai 1 tháng để đảm bảo miễn dịch chủ động bảo vệ mẹ và bé trong suốt hành trình thai kỳ, vì sau khi tiêm cơ thể cần 2 tuần để sản sinh kháng thể đặc hiệu.

Trong trường hợp mẹ bầu bỏ lỡ mũi tiêm ngừa cúm trước khi mang thai thì có thể tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ

2. Vc xin Ho gà – Bch hu – Un ván

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin ho gà rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.

Bạch hầu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, thai lưu và đẻ non. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như suy hô hấp, tổn thương tim, thận và tổn thương thần kinh.

Trong khi đó, uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (25% – 90%) đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ và có nguy cơ cao mắc bệnh nếu mẹ chưa tiêm phòng vắc xin này.

Các vắc xin uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3.

3. Vắc xin phòng Sởi – quai bị – Rubella

Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch, đe dọa nguy cơ suy thai, sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi rất cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Quai bị: Virus quai bị (Mumps virus) có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ mang thai mắc quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đe doạ cho thai kỳ và thai nhi. Nếu nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao, có thể gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Rubella: Bà bầu nhiễm Rubella trong thai kỳ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai chết lưu; đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt… Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên chấm dứt thai kỳ.

Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa 3 bệnh trên chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng.

4. Viêm gan B

Khi mẹ nhiễm viêm gan B trong thời gian mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây truyền sang trẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, chị em nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai.

Ngoài các loại vắc xin trên, những trường hợp phụ nữ có thai có nguy cơ cao bị phơi nhiễm có thể được chỉ định 1 số loại văc xin khác như vắc xin phòng bệnh tả, viêm gan A, dịch hạch, bại liệt, bệnh dại, thương hàn … nguy cơ nhiễm bệnh cao, lợi ích tiêm ngừa cao hơn so với nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

DS. Mai Kim Lệ – khoa Dược

Nguồn: http://bvphusanct.com.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *